Quản trị doanh nghiệp K52

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn của lớp Quản Trị Doanh Nghiệp K52

Chúc các bạn tìm được công việc như ý

    Yêu cầu đối với bài tập nhóm Kinh tế lượng

    du_tri_luc
    du_tri_luc
    Admin


    Tổng số bài gửi : 259
    Join date : 28/06/2010

    Yêu cầu đối với bài tập nhóm Kinh tế lượng Empty Yêu cầu đối với bài tập nhóm Kinh tế lượng

    Bài gửi  du_tri_luc Sat Jul 24, 2010 10:39 pm

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM

    A. Hướng dẫn chung

    Các bước cơ bản tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm:

    1. Đưa ra một vấn đề hay một câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kinh tế mà Anh/Chị quan tâm. Dựa vào lý thuyết kinh tế, các công trình nghiên cứu thực nghiệm có trước đây, hay dựa vào kinh nghiệm và những mối quan tâm riêng của Anh/Chị, Anh/Chị nên chọn một vấn đề kinh tế mà theo Anh/Chị cho là quan trọng và nổi bật.

    2. Dựa vào chủ đề đã chọn ở bước một, Anh/Chị cần phải xây dựng một mô hình mà Anh/Chị có thể ước lượng mô hình này bằng cách sử dụng các phương pháp mà chúng ta đã được tiếp cận.

    3. Thu thập các dữ liệu cần thiết từ những nguồn tin cậy. Anh/Chị cần có số quan sát đủ lớn, sao cho Anh/Chị có thể có được các ước lượng tương đối chính xác và có khả năng thực hiện kiểm định giả thuyết. Qui tắc kinh nghiệm thông thường là làm sao dữ liệu của các Anh/Chị có bậc tự do (n-k) từ 30 trở lên. Mặc dù vậy có thể do hạn chế trong thu thập số liệu, đối với các dữ liệu chuỗi thời gian các Anh/Chị có thể sử dụng bậc tự do lớn hơn 10.

    4. Ước lượng mô hình, và thảo luận về các vấn đề kinh tế lượng liên quan. Hãy tiến hành tất cả các kiểm định giả thuyết cần thiết. Hãy thực hiện những thay đổi cần thiết trong mô hình dựa vào kết quả từ các kiểm định của Anh/Chị.

    5. Thảo luận về các kết quả của Anh/Chị bằng ngôn ngữ kinh tế trên cơ sở liên hệ cũng như đối chiếu với vấn đề kinh tế mà Anh/Chị đã đề ra ở bước đầu tiên trong bài tập nhóm của mình.

    Nội dung thực hiện bài tập nhóm:
    Nội dung chính của báo báo hoàn chỉnh phải bao gồm:
    1. Mục đích nghiên cứu
    2. Định nghĩa vấn đề (lựa chọn các biến)
    3. Thu thập dữ liệu (Phương pháp thu thập dữ liệu, nguồn dữ liệu)
    4. Thiết kế mô hình
    5. Ước lượng mô hình, kiểm định và phân tích
    6. Thảo luận kết quả
    7. Gợi ý chính sách
    (xem cụ thể mục 2 phần B)


    B. Mẫu Báo cáo Bài tập nhóm

    1. Trang Tựa đề
    Trang này phải bao gồm tên bài tập nhóm, tên của các tác giả, và ngày hoàn tất.

    2. Phần Nội dung của Báo cáo
    Bản báo cáo cần bắt đầu với phần mô tả về mặt lý thuyết thật ngắn gọn vấn đề được nêu ra và lời phát biểu cẩn thận về các giả thuyết kinh tế hay những giả thiết đã đưa ra (cần chuẩn bị cho bước khởi đầu ít nhất 3-4 biến độc lập từ những giả thuyết hay giả thiết đã nêu). Hãy nhớ lập luận rõ ràng về việc làm sao Anh/Chị suy luận ra các giả thuyết này từ lý thuyết kinh tế. Sau khi đã phát biểu vấn đề và các giả thuyết, Anh/Chị cần mô tả mô hình kinh tế lượng của Anh/Chị phản ánh lý thuyết kinh tế như thế nào. Hãy phát biểu rõ ràng các giả định của Anh/Chị. Hãy thảo luận về yêu cầu dữ liệu của mô hình kinh tế lượng của Anh/Chị. Hãy ước lượng các tham số của mô hình kinh tế lượng này và tính các trị thống kê kiểm định thích hợp đối với các giả thuyết trên đây. Hãy kiểm định những vấn đề thông thường. Hãy kết thúc bằng cách đưa ra một kết luận thật rõ ràng, kết luận này bao gồm những nội dung liên quan đến vấn đề kinh tế cụ thể mà Anh/Chị nghiên cứu dựa vào sự hỗ trợ của các công cụ kinh tế lượng.
    Phần này dài khoảng 03 trang, và được diễn tả chủ yếu bằng lời. Nếu Anh/Chị cần thêm chỗ để trình bày dạng toán học của mô hình của mình, các kết quả ước lượng, bảng tóm tắt và/hoặc biểu đồ, thì Anh/Chị có thể sử dụng các trang phụ lục (nên xem phần hướng dẫn cách trình bày Phụ lục dưới đây)

    3. Phụ lục
    • Danh sách các biến được sử dụng trong báo cáo của Anh/Chị và các định nghĩa đầy đủ của chúng (bao gồm cả đơn vị đo lường).
    • Các Nguồn Dữ liệu
    • Các bảng biểu, đồ thị, bản in ra, v.v mà Anh/chị nghĩ là thích hợp. Hãy nhớ rằng tất cả Phụ lục của Anh/Chị phải có tựa đề mô tả thích hợp.

    4. Chú thích cuối báo cáo
    Phần này không bắt buộc phải có. Nếu Anh/Chị nghĩ là có những tư liệu hay ý tưởng giải thích bổ sung mà có thể không thuộc về phần chính của nội dung, nhưng có thể giúp người đọc hiểu thêm và/hoặc làm rõ thêm lập luận của Anh/Chị, thì hãy đưa nó vào phần chú thích cuối báo cáo. Anh/Chị có thể đưa vào nhiều chú thích cuối báo cáo đến mức Anh/Chị cho là thích hợp.
    5. Tài liệu tham khảo
    Nếu Anh/Chị có sử dụng sách, bài báo, báo cáo v.v trong việc soạn thảo báo cáo của mình, thì Anh/Chị cần chú thích sự đóng góp các nguồn tài liệu đó trong báo cáo. Hãy liệt kê chúng ở phần tài liệu tham khảo theo thứ tự a, b, c... căn cứ vào tên tác giả.

    C. Các Vấn đề khác

    1. Chất lượng diễn đạt bằng lời sẽ được xét khi tính điểm. Các câu Anh/Chị viết ra phải rõ ràng và xúc tích. Điều chủ yếu là phải giữ vững các qui tắc về văn phạm và văn phong đã được chấp nhận rộng rãi. Báo cáo cần có bố cục chặt chẽ. Hãy kiểm tra các lỗi chính tả và/hoặc lỗi đánh máy. Hãy nhớ đánh số trang cho bản báo cáo từ đầu đến cuối.

    2. Cách trình bày nội dung (các phương trình, bảng biểu, đồ thị v.v) cần phải ngắn gọn và có tính chuyên nghiệp.

    D Các trang Web có thể hữu ích
    Đây là một số trang web mà Anh/Chị có thể khai thác để tìm thông tin nào đó có thể là hữu ích đối với bài tập nhóm của Anh/Chị.
    Nếu Anh/Chị tìm được một trang web nào đó đặc biệt thú vị hoặc hữu ích, có thể chia sẻ với các bạn khác của lớp mình.
    www.hanoi.gov.vn/ UBND TP Hà Nội
    www.hochiminhcity.gov.vn/ UBND TP HCM
    www.gso.gov.vn/ Tổng cục Thống kê
    www.gdt.gov.vn/ Tổng cục Thuế
    http://www.mof.gov.vn/ Bộ Tài chính
    http://www.adb.org/Documents/Translations/Vietnamese/default.asp?p=orgvrm Ngân hàng phát triển châu á, trong này có nhiều thông tin và số liệu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam
    http://www.worldbank.org/ (Ngân hàng Thế giới). Hãy chọn Data & Statistics và tự khai thác.
    http://www.aseansec.org/ (ASEAN). Hãy chọn ASEAN Statistics , và tự khai thác dữ liệu liên quan.
    http://www.apecsec.org.sg/ (Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương). Hãy chọn Databases (Cơ sở dữ liệu) và khai thác trang web này.
    http://www.viet-studies.info (Đây là trang rất hũu ích của giáo sư Trần Hữu Dũng, ông cập nhật những tin tức hữu ích cho nghiên cứu kinh tế nói chung và cho nghiên cứu Việt Nam nói riêng, tiếng Việt và tiếng Anh.
    http://www.undp.org.vn Chương trình phát triển của liên hợp quốc tại Việt nam, trong này có đày đủ số liệu chi tiết đến từng tháng về XNK, Tỷ giá hối đoái, Chỉ số lạm phát của nền kinh tế Việt Nam.

      Hôm nay: Mon Apr 29, 2024 7:50 am